Vui lòng nhập số serial sản phẩm:

Đang cập nhật...

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ kinh doanh

Mr Tường
098 353 6778

190x195-fpts-carepack-120716

6 điều nên biết về TV OLED

Chiếc TV OLED đầu tiên xuất hiện từ năm 2008 nhưng phải đến 4 năm sau, những model kích thước lên tới 55 inch đầu tiên mới có mặt trên thị trường.

Chiếc TV OLED đầu tiên tới từ Sony có kích thước 11 inch nhưng hiện tại sắp có TV OLED lên tới 55 inch.

Chiếc TV OLED đầu tiên tới từ Sony có kích thước 11 inch nhưng hiện tại sắp có TV OLED lên tới 55 inch.

Sony là nhà sản xuất đầu tiên tung ra TV OLED với sản phẩm 11 inch có tên mã XEL-1 OLED. Sau đó tới LG với model 23 và 32 inch trong những năm sau. Tuy nhiên phải tới năm nay khi cả Samsung và LG đều chuẩn bị tung ra thị trường những mẫu TV OLED 55 inch đầu tiên và lớn nhất, thì nhiều người mới thấy rõ hơn tiềm năng về công nghệ màn hình thế hệ mới này.

Trong nửa năm trở lại đây, OLED là cụm từ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ hình ảnh và sản xuất màn hình. Đây là sản phẩm được chính phủ Hàn Quốc đặt vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mình. Thậm chí công nghệ màn hình này còn là món hàng bị đánh cắp và trao đổi bất hợp pháp giữa các hãng sản xuất cạnh tranh. TV OLED được ví là sản phẩm thế hệ mới của tương lai nhưng khái niệm về loại TV màn hình này, cấu tạo hay ưu điểm nhược điểm so với LCD và Plasma hiện tại là điều không phải ai cũng biết.

Dưới đây là 6 điều cơ bản mà người dùng nên biết về TV sử dụng công nghệ màn hình mới này.

OLED không dùng đèn nền LCD và Plasma.

Cấu tạo của màn hình OLED nói chung bao gồm tấm nền (Substrate) để chống đỡ màn hình, lớp Anode trong suốt, các lớp hữu cơ gồm lớp dẫn (conductive layer) và lớp phát sáng (emissive layer) rồi đến lớp Cathote trên cùng giúp tạo ra các electron khi dòng điện chạy qua.

Cấu tạo của màn hình OLED nói chung bao gồm tấm nền (Substrate) để chống đỡ màn hình, lớp Anode trong suốt, các lớp hữu cơ gồm lớp dẫn (conductive layer) và lớp phát sáng (emissive layer) rồi đến lớp Cathote trên cùng giúp tạo ra các electron khi dòng điện chạy qua.

OLED có tên gọi đầy đủ là Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát quang. Trong khi LCD và Plasma đều cần đến đèn nền thì OLED không cần khi các điểm ảnh của nó có thể tự phát sáng. LCD cần đến đèn nền CCFL (huỳnh quang lạnh) hoặc LED còn Plasma cần đến càng đèn UV để đốt cháy phốt pho tạo ra các màu sắc cơ bản RGB.

OLED nhiều ưu điểm

Màn hình OLED không sử dụng đèn nền nên rất mỏng.

Màn hình OLED không sử dụng đèn nền nên rất mỏng.

Với cấu trúc tự phát sáng TV OLED sẽ mỏng hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm điện năng hơn và cũng có hiệu quả trình diễn tốt hơn bất kỳ công nghệ TV cũ nào. Mỗi điểm ảnh đều có thể phát sáng hoặc không giúp cho việc thể hiện màu đen đạt đến độ hoàn hảo và nhờ vậy độ tương phản của màn hình là cực cao.

OLED khác hoàn toàn LED.

OLED và LED có phương thức hoạt động tương tự nhau nhưng màn hình TV OLED và TV LED cấu tạo hoàn toàn khác nhau. TV LED là một khái niệm tự các nhà sản xuất TV tạo nên và vẫn là TV LCD nhưng sử dụng đèn nền LED thay thế cho đèn CCFL trên TV LCD thông thường. Trong khi đó màn hình của TV OLED bao gồm các điểm ảnh có khả năng tự phát quang. Nhờ thế, màn hình OLED tiết kiệm năng lượng hơn cả LCD, LED và Plasma.

RGB OLED và White OLED.

Cấu trúc điểm ảnh của màn hình White OLED.

Cấu trúc điểm ảnh của màn hình White OLED.

Công nghệ TV hiện tại chia thành hai nhánh chính, RGB OLED và White OLED. RGB OLED hoạt động tương tự như TV Plasma khi mỗi điểm ảnh chính (pixel) được chia thành từng điểm ảnh phụ (sub-pixel) với ba màu xanh lá cây, xanh dương và đỏ.

WhiteOLED được bổ sung thêm một điểm ảnh phụ có màu trắng dù cấu tạo của các điểm ảnh pixel vẫn tương tự như như RGB OLED. Với sự bổ sung trên, màn hình WhiteOLED cho khả năng hiển thị hình ảnh sáng hơn. Bên cạnh đó màn hình WhiteOLED được cho là có tuổi thọ sử dụng cao hơn RGB OLED, khả năng giữ màu tốt hơn và cũng phù hợp với nhiều kích cỡ hơn. Trong khi RGB OLED lại được đánh giá nhỉnh về khả năng hiển thị và tiết kiệm năng lượng hơn một chút.

AMOLED chính là một dạng của OLED.

Cấu tạo của màn hình AMOLED.

Cấu tạo của màn hình AMOLED.

"AM" ở đây có nghĩa là "Active Matrix" (ma trận động) và là cấu trúc thường thấy trong mạch điện của các thiết bị điện tử. Cấu tạo của một màn hình AMOLED bao gồm lớp Anode, lớp hợp chất hữu cơ rồi đến lớp Cathode nhưng xen giữa là lớp film Transistor mỏng (TFT) giúp tạo thành một ma trận các điểm ảnh.

Lớp film mỏng TFT đóng vai trò là một mạch điện để xác định những pixel nào sẽ được bật để tạo ra hình ảnh. Bởi vậy AMOLED cho khả năng hiển thị tốt, linh động và phù hợp với các hình ảnh chuyển động, thích hợp dùng trên các loại màn hình của điện thoại di động, máy tính hay thậm chí là cả TV. AMOLED không khác mà là chính là một loại sản phẩm con nằm trong trong OLED nói chung.

TV OLED đắt nhưng sẽ phổ biến.

LG và Samsung chuẩn bị đưa TV OLED 55 inch ra thị trường.

LG và Samsung chuẩn bị đưa TV OLED 55 inch ra thị trường.

Giống như bất kỳ công nghệ mới nào, những mẫu TV OLED đầu tiên sẽ rất đắt. Đừng quên rằng trước đây các model LCD và Plasma kích thước lớn đều có giá rất khủng. Với mức giá lên tới 8.000 USD cho những model 55 inch đầu tiên, sẽ chỉ có khoảng 1% khách hàng mua TV nói chung có thể sở hữu được sản phẩm. Nhưng sau vài năm nữa, OLED sẽ trở thành công nghệ màn hình chủ đạo và vượt qua LED hay Plasma, đó là xu thế vận động chung của thị trường.

Một điều có thể nhận thấy là OLED đang dần chiếm lĩnh trong ở dòng sản phẩm kích thước nhỏ khi ngày càng nhiều smartphone, máy tính bảng hay máy chơi game sử dụng công nghệ màn hình này. Có thể kể đến những cái tên như Galaxy S III, One S hay Sony PlayStation Vita.

Phạm Anh