Vui lòng nhập số serial sản phẩm:

Đang cập nhật...

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ kinh doanh

Mr Tường
098 353 6778

190x195-fpts-carepack-120716

Apple và Samsung cùng tố nhau tiêu hủy chứng cứ

Samsung tỏ ý nghi ngờ khi thấy ban lãnh đạo Apple, trong đó có Steve Jobs và nhà thiết kế Jonathan Ive, trao đổi những vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp bản quyền quá ít qua e-mail.

Apple-Samsung-jpg-1344407391_480x0.jpg
Phiên tòa Apple - Samsung vừa kết thúc ngày thứ năm.

Tòa án yêu cầu các bên liên quan đến vụ kiện phải có trách nhiệm lưu trữ tất cả tài liệu, giấy tờ liên quan để phục vụ quá trình điều tra. Samsung khẳng định với thẩm phán Jucy Koh rằng số lượng e-mail mà Apple công bố là quá ít ỏi, chứng tỏ hãng này đã không tuân thủ lệnh của tòa, làm ảnh hưởng xấu đến Samsung.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, tài liệu mà Apple tiêu hủy hẳn chứa những thông tin so sánh sản phẩm mà đáng lẽ ra phải được trình lên để Samsung đối chiếu", hãng điện tử Hàn Quốc tố cáo.

Cho tới nay, Samsung mới là bên bị coi là không trung thực. Cách đây 2 tuần, một quan tòa địa phương phát hiện Samsung cố tình lờ đi yêu cầu bảo toàn chứng cứ bằng cách triển khai hệ thống xóa e-mail tự động trong khi đáng ra hãng này phải lưu toàn bộ thư từ liên quan.

Theo Samsung, lần này đến lượt Apple cũng đáng bị cảnh cáo. Phản ứng trước tuyên bố đó, Apple cho hay họ không hề áp dụng bất cứ cơ chế xóa e-mail nào và mọi thông tin được giữ lại tùy ý nhân viên. Khi Apple khởi kiện, các nhà quản lý cũng đã gửi đi thông báo tới những người liên quan để họ biết và bảo quản tài liệu.

Samsung phản bác lại rằng vấn đề tranh cãi ở đây không phải bên nào có áp dụng hay không áp dụng hệ thống tự động xóa e-mail, mà bản chất là liệu họ có cố tình xóa đi các bằng chứng không. Samsung cho hay họ đã tiến hành giữ lại e-mail bắt đầu từ tháng 8/2010 (8 tháng trước khi Apple đệ đơn kiện vào 4/2011) trong khi công ty công nghệ Mỹ chỉ bắt đầu lưu trữ e-mail sau khi họ nộp đơn.

"Vì sao hạn yêu cầu duy trì tài liệu của Samsung là tháng 8/2010 trong khi Apple lại được tính từ tháng 4/2011?" Samsung căn vặn.

Hãng sản xuất Galaxy cho biết họ chỉ nhận được vỏn vẹn 66 e-mail từ Apple từ tháng 8/2010 đến tháng 4/2011:"Trong giai đoạn này, tuyệt nhiên không có e-mail nào của Steve Jobs gửi đi (còn tính tổng cộng thì có 51 e-mail của cố CEO này) và 9 e-mail của Jonathan Ive. Đó là những nhân chứng quan trọng và là những người nắm giữ bản quyền sản phẩm, nhưng lại có quá ít e-mail trao đổi".

Ngày thứ 5 của phiên tòa (7/8) chủ yếu xoay quanh việc tranh cãi về các thiết kế và cách bố trí icon trên điện thoại và máy tính bảng với sự tham gia của Susan Kare, người đảm nhiệm việc vẽ các biểu tượng trên Mac. Susan cho hay bà đã so sánh hình vẽ trong bằng sáng chế của Apple được áp dụng trên 5 mẫu iPhone và nhận thấy dù có sự thay đổi, những yếu tố chính vẫn được giữ nguyên nên mọi người dễ dàng nhận ra đó là icon của iPhone. Khi đối chiếu với icon trong thiết bị Samsung, Susan khẳng định bà đã bị nhầm lẫn vì chúng giống với những gì Apple đã đăng ký bản quyền dù đã có một vài khác biệt nhỏ.

Apple cũng trình lên một tài liệu nội bộ của Samsung trong đó nhóm kỹ thuật của hãng Hàn Quốc đã so sánh từng đặc điểm có trong Galaxy S (S1) với iPhone như màn hình, trình duyệt, icon... với ngầm ý rằng S1 sẽ hoạt động tốt hơn nếu hoạt động và có giao diện giống iPhone.

Apple-Samsung-2-jpg-1344407850_480x0.jpg
Bản so sánh của Samsung giữa Galaxy S và iPhone.
Apple-Samsung-3-jpg-1344407851_480x0.jpg
Apple so sánh mẫu sáng chế D305 của họ với icon trong điện thoại Samsung Fascinate.
Apple-Samsung-4-jpg-1344407851_480x0.jpg
Một số so sánh cụ thể khác, như biểu tượng gọi điện trong bằng sáng chế Apple với một loạt điện thoại của Samsung.
Apple-Samsung-5-jpg-1344407851_480x0.jpg
Icon cho phần Contact.
Apple-Samsung-6-jpg-1344407851_480x0.jpg
Biểu tượng Note.
Apple-Samsung-8-jpg-1344407851_480x0.jpg
Biểu tượng nhạc.
Apple-Samsung-9-jpg-1344407851_480x0.jpg
Biểu tượng cho phần Settings.
Apple-Samsung-10-jpg-1344407851_480x0.jp
Biểu tượng cho thư viện ảnh.

Châu An